Triệu chứng bệnh Ung thư vòm họng:
+ Triệu chứng ở tai: Thường biểu hiện ở 1 bên như ù tai, đau tai, chảy dịch ở tai. Bệnh nhân có thể xuất hiện nghe kém, điếc dẫn truyền, nhiều khi đến bệnh viện trong bệnh cảnh của viêm tai giữa thanh dịch do u làm tắc vòi Eustache.
Triệu chứng ở mũi: ngạt, tắc mũi một hoặc hai bên, chảy nước mũi nhầy dính máu dai dẳng, điều trị nội khoa không đỡ.
+ Triệu chứng thần kinh: đau đầu, các dấu hiệu do xâm lấn nền sọ, xâm lấn các dây thần kinh: nhìn đôi, lác trong, đau nửa mặt, chóng mặt, mất cảm giác vùng hầu họng
Triệu chứng mắt: khi u xâm lấn ổ mắt (hiếm gặp), biểu hiện mắt lồi hoặc liệt vận nhãn.
+ Nổi hạch cổ: trong trường hợp ung thư vòm họng di căn hạch cổ. Thường là hạch cổ cao (Ví dụ hạch Kuttner), có nhiều hạch xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên cổ. Hạch mật độ cứng hoặc chắc, di động hạn chế, không đau. Hạch có thể chèn ép gây khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau.
Phòng ngừa bệnh Ung thư vòm họng:
+ Không hút thuốc lá
+ Không uống rượu bia
+ Hạn chế ăn các thực phẩm lên men, muối chua,…
+ Tập luyện thể dục thể thao đều đặn
Ung thư vòm họng là gì?
+ Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính nguy hiểm. Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng vùng mũi họng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp nên thường khiến người bệnh chủ quan, chậm trễ đi khám. Ở Việt Nam, ung thư vòm họng tương đối thường gặp, chiếm khoảng 3% tổng số bệnh nhân ung thư được chẩn đoán hàng năm. Trong số đó có tới 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến triển, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG
Nguyên nhân bệnh Ung thư vòm họng:
+ Nguyên nhân gây bệnh cụ thể của ung thư vòm họng chưa được làm rõ, nhưng đã xác định được nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố này bao gồm: nhiễm virus EBV hoặc HPV, môi trường sống bị ô nhiễm (thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, chất độc hại), thói quen ăn uống (ăn nhiều thực phẩm muối như trứng muối, cá muối, dưa cà muối), uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, yếu tố di truyền (người có người thân trong gia đình bị ung thư vòm họng thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường) và tuổi tác (càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao).
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư vòm họng
+ Bệnh nhân nam giới, tuổi từ 30-55
+ Tiền sử hút thuốc lá, uống rượu bia
+ Có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng
+ Người có thói quen ăn uống các đồ ăn như cá muối, dưa khú,….
+ Bệnh nhân đã từng nhiễm EBV (có kháng thể EBV trong máu)
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư vòm họng:
+ Nội soi tai mũi họng: Giúp quan sát, phát hiện và đánh giá khối u đồng thời bấm sinh thiết
+ Sinh thiết tổn thương: bấm sinh thiết qua đường mũi hoặc họng miệng.
+ Chọc hút tế bào vào kim nhỏ: được chỉ định nếu có nghi ngờ di căn hạch cổ.
+ Chụp CT: đánh giá kích thước u, mức độ xâm lấn xung quan và xâm lấn hạch
+ Chụp Xquang ngực, siêu âm bụng và xạ hình xương: các xét nghiệm cần thiết trong phát hiện di căn xa.
+ Chụp PET- CT: Phương pháp hiện đại giúp đánh giá di căn xa.
+ Các phản ứng huyết thanh tìm kháng thể EBV trước, trong và sau điều trị giúp đánh giá tiên lượng bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư vòm họng:
1. nguyên tắc điều trị:
+ Xạ trị là phương thức điều trị cơ bản trong ung thư vòm họng do u nhạy cảm với tia xạ.
+ Hóa chất: thường áp dụng trước xạ trị hoặc trong xạ trị (hóa xạ trị đồng thời).
+ Phẫu thuật: phẫu thuật lấy hạch cổ được chỉ định trong trường hợp hạch còn lại sau xạ trị 2 tháng.
2. Chỉ định điều trị theo giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Xạ trị đơn thuần
+ Giai đoạn 2: Xạ trị kết hợp hóa chất
+ Giai đoạn 3: Hóa xạ trị đồng thời
+ Giai đoạn 4: hóa chất toàn thân.
Theo dõi sau điều trị: Khám định kỳ 3 tháng/lần trong năm đầu tiên, 6 tháng/lần trong 3-5 năm tiếp theo. Từ 5 năm trở đi khám định kỳ 1 năm/lần. Theo dõi bao gồm:
+ Khám đánh giá tái phát tại chỗ, di căn hạch, phát hiện các biến chứng muộn do xạ trị.
+ Nội soi tai mũi họng
+ Siêu âm vùng cổ
+ Chụp CT sọ mắt 6 tháng/lần
+ Chọc hút tế bào kim nhỏ nếu có nghi ngờ di căn hạch cổ
+Chụp Xquang phổi, siêu âm ổ bụng phát hiện di căn xa.